Quy mô hoạt động: Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ. Vốn Điều lệ của Quỹ: 1000 tỷ VNĐ. Quỹ được cấp vốn bổ sung hàng năm từ ngân sách nhà nước để đạt tổng mức vốn điều lệ của Quỹ. Giới thiệu chung: Chức năng: Cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ. Vốn Điều lệ của Quỹ: 1000 tỷ VNĐ. Quỹ được cấp vốn bổ sung hàng năm từ ngân sách nhà nước để đạt tổng mức vốn điều lệ của Quỹ. Tên giao dịch quốc tế là National Technology Innovation Fund, viết tắt là NATIF Nhiệm vụ: 1. Tiếp nhận các nguồn vốn của nhà nước, huy động các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hằng năm của Quỹ, ban hành các quy định cụ thể phục vụ cho hoạt động của Quỹ. 3. Tổ chức xét chọn nhiệm vụ, dự án khoa học và công nghệ đề nghị Quỹ tài trợ, cho vay. Xây dựng quy định về hỗ trợ tài chính và quyết định mức hỗ trợ tài chính một cách minh bạch, kiểm tra quản lý quá trình triển khai thực hiện và tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, dự án khoa học và công nghệ được Quỹ hỗ trợ tài chính. 4. Đình chỉ việc tài trợ, cho vay hoặc thu hồi kinh phí đã tài trợ, cho vay khi phát hiện tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ, dự án khoa học và công nghệ vi phạm các quy định về sử dụng vốn của Quỹ; Giải quyết khiếu nại; khởi kiện đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vị phạm hợp đồng và cam kết với Quỹ theo quy định của Pháp luật 5. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước giao và các nguồn lực khác theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của Pháp luật. 6. Quản lý tổ chức và cán bộ của Quỹ theo quy định của Pháp luật 7. Hợp tác với tổ chức và cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Quỹ 8. Được sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ để gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ nhưng phải đảm bảo an toàn. Dự án được Quỹ tài trợ: a) Nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới; b) Ươm tạo công nghệ; sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới; c) Đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ phục vụ chuyển giao, ứng dụng công nghệ; d) Chuyển giao, hoàn thiện, sáng tạo công nghệ để sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia. Dự án được Quỹ cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn: a) Chuyển giao công nghệ được khuyến khích chuyển giao (gồm cả chuyển giao công nghệ tại Việt Nam và từ nước ngoài vào Việt Nam) theo Điều 9 của Luật Chuyển giao công nghệ; b) Ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; c) Phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khoa học và công nghệ; d) Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nguyên tắc xét chọn các nhiệm vụ 1. Kết quả của nhiệm vụ đem lại hiệu quả và tác động rõ rệt cho đổi mới công nghệ của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; có tác động lan tỏa cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác. 2. Chủ trì nhiệm vụ phải có quyết định chủ trương đầu tư thực hiện nhiệm vụ. 3. Quỹ tài trợ một phần trong tổng thể các hoạt động chủ yếu của đổi mới công nghệ. Chủ trì nhiệm vụ phải đảm bảo nguồn vốn để thực hiện được tổng thể các hoạt động chủ yếu của đổi mới công nghệ, nguồn vốn đối ứng thực hiện các nhiệm vụ theo đúng tiến độ để đạt được các mục tiêu đề ra của đổi mới công nghệ. 4. Nội dung của nhiệm vụ không trùng lắp với các nhiệm vụ được thực hiện bằng nguồn vốn của Quỹ hoặc nguồn vốn khác của Nhà nước. 5. Ưu tiên xét chọn các nhiệm vụ phục vụ các dự án, đề án, kế hoạch, chương trình theo đề xuất đặt hàng của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, ngành, địa phương; có tác động lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành, lĩnh vực, địa phương; chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; các nhiệm vụ thuộc nội dung của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020; nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết; nhiệm vụ thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo ra sản phẩm dựa trên công nghệ mở, phần mềm mã nguồn mở; sử dụng sản phẩm dựa trên công nghệ mở, phần mềm mã nguồn mở. 6. Nhiệm vụ phải đảm bảo thực hiện đầy đủ theo các nguyên tắc chung đã được quy định tại Điều này và các tiêu chí riêng cho từng loại nhiệm vụ được quy định tại Thông tư này. Tiêu chí chung cho các dự án tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới Dự án tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới phải đáp ứng các yêu cầu sau: 1. Có báo cáo nghiên cứu khả thi, kế hoạch sản xuất và kinh doanh rõ ràng, đặc biệt bảo đảm sản phẩm chiếm tỷ lệ nhất định ở thị trường trong nước, nước ngoài hoặc tạo được thị trường mới; 2. Có chiến lược và năng lực marketing; năng lực quản lý dự án, quản lý tài chính; kế hoạch đầu tư để nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, năng lực liên doanh liên kết với các đối tác về đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ; 3. Việc thực hiện dự án góp phần tăng tối thiểu 10% giá trị gia tăng của sản phẩm; 4. Giá trị gia tăng của sản phẩm phải đạt cao hơn giá trị giá tăng theo thống kê của Tổng cục thống kê đối với sản phẩm, nhóm sản phẩm tương tự (nếu có). Trong trường hợp đặc biệt, do yêu cầu của các dự án liên quan đến dịch bệnh, thiên tai, an sinh xã hội, dự án ở địa bàn nông thôn, miền núi đặc biệt khó khăn, Hội đồng quản lý Quỹ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định mức tối thiểu về giá trị gia tăng và giá trị tăng thêm của giá trị gia tăng cho từng sản phẩm, dịch vụ của dự án; 5. Hệ thống quản lý chất lượng của dự án phải đạt tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế theo từng chuyên ngành; 6. Bảo đảm tài chính, huy động và sử dụng vốn rõ ràng và hợp lý. Tiêu chí dự án nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao 1. Đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này. 2. Có đội ngũ và phương tiện phục vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ. 3. Đối với dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ cao của doanh nghiệp chủ trì dự án phải cam kết đầu tư bình quân trong 3 năm liền bằng nguồn vốn tự có của chủ trì dự án cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hằng năm của dự án và từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu của dự án. Tiêu chí dự án ươm tạo công nghệ 1. Đáp ứng tiêu chí quy định tại Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 5 của Thông tư này. 2. Người chủ trì dự án có ý tưởng công nghệ, kinh doanh ý tưởng công nghệ hoặc có văn bản cho phép thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ. 3. Chủ trì dự án có đội ngũ chuyên gia công nghệ, năng lực hợp tác và huy động được đội ngũ chuyên gia quản lý, chuyên gia tư vấn về công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và quản trị doanh nghiệp, marketing. Tiêu chí dự án sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới 1. Đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này. 2. Phải có kết quả nghiên cứu do chủ trì dự án đã tiến hành và được nghiệm thu hoặc văn bản cam kết hợp tác sử dụng kết quả nghiên cứu của tổ chức, doanh nghiệp khác cho sản xuất thử nghiệm. 3. Kế hoạch sản xuất thử nghiệm đồng bộ với các hoạt động khác của dự án đổi mới công nghệ. Tiêu chí dự án đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ phục vụ chuyển giao, ứng dụng công nghệ 1. Tổ chức, doanh nghiệp chủ trì tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải bảo đảm các điều kiện sau: a) Có bộ máy tổ chức và quản lý khóa học chuyên nghiệp; đội ngũ giảng viên có trình độ, giảng dạy và kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng kiến thức; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo yêu cầu đào tạo; đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn, được cập nhật kiến thức mới; b) Có hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu đào tạo về sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, thông tin dưới dạng điện tử và phương tiện điện tử phục vụ tra cứu, tham khảo; c) Có quan hệ hợp tác với các cơ sở trong nước và nước ngoài phục vụ yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức; d) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu trên cơ sở điều tra, khảo sát yêu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; được bổ sung, điều chỉnh, cập nhật trên cơ sở tham khảo chương trình tiên tiến của tổ chức đào tạo nước ngoài, các ý kiến phản hồi từ nơi cử học viên đi học và doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức; đ) Có nghiên cứu khả thi và kế hoạch hoạt động cho từng khóa học được phê duyệt. 2. Tổ chức, doanh nghiệp cử học viên đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc cá nhân tham gia đào tạo phải: a) Đóng góp một phần kinh phí đào tạo; b) Có văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ; c) Sử dụng cán bộ được cử đi đào tạo để thực hiện nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới theo kế hoạch. Tiêu chí dự án chuyển giao, hoàn thiện, sáng tạo công nghệ để sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia 1. Đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này. 2. Công nghệ phải là công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến so với khu vực ASEAN. 3. Dự án tạo động lực phát triển triển ngành, lĩnh vực, phát huy tối đa lợi thế về tài nguyên của đất nước. 4. Sản phẩm của dự án chiếm thị phần chi phối trong nước và xuất khẩu. Tiêu chí dự án chuyển giao công nghệ được khuyến khích chuyển giao 1. Đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này. 2. Đáp ứng một trong các yêu cầu về tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao; tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới; tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; bảo vệ sức khỏe con người; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; sản xuất sạch, thân thiện môi trường; phát triển ngành, nghề truyền thống. Tiêu chí dự án ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ 1. Đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này. 2. Chủ trì dự án là tổ chức, doanh nghiệp đã tạo ra công nghệ mới hoặc đã có cam kết được sử dụng công nghệ mới cho dự án và đáp ứng tiêu chí sau: a) Có đội ngũ chuyên gia công nghệ, năng lực hợp tác và huy động được đội ngũ chuyên gia quản lý, chuyên gia tư vấn về công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và quản trị doanh nghiệp, marketing; b) Có năng lực huy động vốn ban đầu cho việc ươm tạo công nghệ; c) Hình thành và đăng ký được doanh nghiệp là doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo đúng quy định hiện hành; d) Có kế hoạch rõ ràng cho việc tiếp tục các hoạt động đổi mới công nghệ và phát triển doanh nghiệp. Tiêu chí dự án phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khoa học và công nghệ 1. Đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này. 2. Sản phẩm của dự án từ kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao; có tác động quan trọng trong chương trình, đề án, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, Bộ, ngành, địa phương, khu vực. Tiêu chí dự án chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn 1. Đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 5 của Thông tư này. 2. Công nghệ được chuyển giao đã được đánh giá, thẩm định để phù hợp với từng vùng sinh thái. Vòng đời của sản phẩm, dịch vụ phải bảo đảm cho sự phát triển bền vững. 3. Ưu tiên dự án có tác động lan tỏa, có hoạt động hỗ trợ cho việc nhân rộng kết quả của dự án. 4. Ưu tiên công nghệ tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu vượt trội; lai tạo, cải tạo, nâng cao giá trị kinh tế của giống cây trồng, giống vật nuôi; đổi mới quy trình công nghệ tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi, quản lý rừng, khai thác và nuôi trồng thủy sản; công nghệ điều khiển tự động hoặc bán tự động trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc; sản xuất cây trồng an toàn; thâm canh trong trồng trọt, nuôi trồng; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; tạo ra chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại và xử lý môi trường; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm truyền thống của làng nghề; sản xuất các chất điều hòa sinh trưởng, chế phẩm sinh học cho cây trồng, thức ăn chăn nuôi; các bộ kit, các loại vắc-xin, các chất phụ gia phục vụ sản xuất nông nghiệp; sản xuất vật tư, thiết bị mới trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; sử dụng hợp lý và tối ưu đất đai và nguồn nước trong sản xuất; tiết kiệm; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; xây dựng và thi công tối ưu các công trình thủy lợi. Các hoạt động nổi bật: Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ. Tiêu chí xét duyệt: Tiêu chí xét chọn: Đối với nhóm dự án tao ra sản phẩm mới, dịch vụ mới: - Thị trường và thị phần rõ ràng, lộ trình phát triển thị phần; - Lộ trình phát triển sản phẩm, công nghệ; - Thuộc chuỗi giá trị hoặc thể hiện rõ chuỗi giá trị của sản phẩm; - Doanh nghiệp phát triển và có tác động xã hội; - Tăng tối thiểu 10% giá trị gia tăng của sản phẩm; - Có nghiên cứu khả thi, kế hoạch sản xuất và kinh doanh; - Có nguồn lực để triển khai dự án; - Hệ thống quản lý chất lượng của dự án đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế theo từng chuyên ngành; - Bảo đảm tài chính, huy động và sử dụng vốn rõ ràng và hợp lý, báo cáo tài chính được cơ quan thuế xác nhận.
Xem thêmQuy mô hoạt động: Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đề xuất. Giới thiệu chung: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Tên giao dịch quốc tế là National Foundation for Science and Technology Development, viết tắt là NAFOSTED) được thành lập theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2008. Ngày 3/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2014/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 quy định điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Quỹ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Quỹ có trụ sở tại thành phố Hà Nội. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đề xuất. Với chức năng nhiệm vụ: 1. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và viện nghiên cứu, tạo dựng môi trường nghiên cứu có tính liên tục và kế thừa. 2. Phát triển năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ; hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh có năng lực nghiên cứu ở trình độ quốc tế; nuôi dưỡng tài năng nghiên cứu; góp phần đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ. 3. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tăng nhanh số lượng kết quả nghiên cứu khoa học của Việt Nam được công bố quốc tế. 4. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, giúp các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận với trình độ nghiên cứu quốc tế; thu hút các nguồn vốn nước ngoài tài trợ cho nghiên cứu khoa học của Việt Nam. 5. Gắn kết hoạt động nghiên cứu với doanh nghiệp, đầu tư cho nghiên cứu nhằm phát triển / làm chủ được các công nghệ chủ chốt, đóng góp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Cơ cấu tổ chức: A. Hội đồng quản lý Quỹ Hội đồng quản lý Quỹ là các nhà khoa học, nhà quản lý hoạt động kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng Quản lý Quỹ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề xuất của các tổ chức khoa học và công nghệ và các cơ quan quản lý. Hội đồng quản lý Quỹ gồm 6 thành viên: STT Họ và tên Chức danh 1 Trần Quốc Khánh Thứ trưởng Bộ KHCN, Chủ tịch HĐQL 2 Nguyễn Quang Thuấn Phó chủ tịch 3 Bùi Cách Tuyến Uỷ viên 4 Phan Tuấn Nghĩa Uỷ viên 5 Nguyễn Đoàn Thăng Uỷ viên 6 Nguyễn Thị Thu Hiền Uỷ viên Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ 1. Quyết định phương hướng và kế hoạch hoạt động của Quỹ trên cơ sở các định hướng ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước; phương thức tài trợ, cho vay của Quỹ; 2. Phê duyệt kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán năm của Quỹ do Giám đốc Quỹ trình; 3. Thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ, Hội đồng tư vấn khác để tư vấn xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các vấn đề liên quan khác; 4. Phê duyệt kế hoạch và báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát Quỹ; 5. Giám sát, kiểm tra hoạt động của Cơ quan điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ trong việc thực hiện quy định của Nhà nước, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ; 6. Ban hành theo thẩm quyền các quy định cần thiết của Quỹ. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ Hội đồng quản lý Quỹ họp thường kỳ 3 tháng/lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Giám đốc điều hành Quỹ hoặc Trưởng Ban kiểm soát Quỹ hoặc khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham dự và phải do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ được uỷ quyền chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định các vấn đề theo đa số trên tổng số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Nội dung và các quyết định của cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ phải được ghi thành biên bản và gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ. B. Cơ quan điều hành Quỹ Cơ quan điều hành Quỹ gồm Giám đốc Quỹ, các Phó giám đốc Quỹ, các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ và các văn phòng đại diện. Giám đốc Quỹ là đại diện pháp nhân của Quỹ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ. Phó giám đốc Quỹ do Giám đốc Quỹ đề nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. 1. Giám đốc Quỹ là đại diện pháp nhân của Quỹ, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động của Cơ quan điều hành Quỹ theo quy định của Điều lệ Quỹ và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ; - Quản lý nhân sự, tài sản và vốn của Quỹ; - Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, Văn phòng đại diện của Quỹ; - Được tham gia các phiên họp của Hội đồng quản lý Quỹ, được tham gia ý kiến về các nội dung mà Hội đồng quản lý Quỹ thảo luận, nhưng không được biểu quyết 2. Phó giám đốc Quỹ giúp Giám đốc Quỹ thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công. 3. Các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ và văn phòng đại diện của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc Quỹ thống nhất đề nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định. C. Chuyên gia đánh giá và Hội đồng khoa học Hội đồng khoa học và công nghệ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ để tư vấn xét chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. D. Ban kiểm soát Quỹ Ban kiểm soát Quỹ có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Trưởng Ban, Phó trưởng Ban và các thành viên do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thành viên Ban kiểm soát Quỹ phải là những người am hiểu về các lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng và pháp luật, hoạt động kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ là 5 năm. Ban kiểm soát Quỹ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Kiểm tra và báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ về tình hình thực hiện Điều lệ của Quỹ, các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ; 2. Hoạt động độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua; 3. Xem xét, trình cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của Quỹ. Các hoạt động nổi bật: Dự án “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp” (Vietnam Inclusive Innovation Project - VIIP) được thực hiện bằng nguồn vốn vay của Hiệp hội phát triển Quốc tế - IDA (thuộc Ngân hàng Thế giới) từ năm 2014-2018, cần tuyển các vị trí Chuyên gia tư vấn trong nước làm việc tại Tổ thực hiện dự án (PIU) thuộc Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Tiêu chí xét duyệt: Đối tượng áp dụng: 1. Tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam, tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. 2. Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại nước ngoài đăng ký chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ tại Việt Nam. 3. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Xem thêmQuy mô hoạt động: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (tên giao dịch tiếng Anh: Small and Medium Enterprise Development Fund, viết tắt là SMEDF) được thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Giới thiệu chung: Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (tên giao dịch tiếng Anh: Small and Medium Enterprise Development Fund, viết tắt là SMEDF) được thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Ngày 17 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 601/QĐ-TTg thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (tên giao dịch tiếng Anh: Small and Medium Enterprise Development Fund, viết tắt là SMEDF) được thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động (doanh nghiệp nhỏ và vừa trực tiếp đầu tư, sản xuất - kinh doanh thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trong từng thời kỳ). Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại. Hội đồng quản lý Quỹ có sáu (06) thành viên: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; năm (05) thành viên là lãnh đạo của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Quỹ và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ năm (05) năm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định cơ cấu tổ chức của Quỹ. Vốn điều lệ của Quỹ do ngân sách nhà nước cấp là 2.000 (hai nghìn) tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ của Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau khi thống nhất với Bộ Tài chính. Để được vay vốn, doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng các điều kiện sau: - Có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ; - Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 20% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh; - Có khả năng trả nợ trong thời hạn quy định tại hợp đồng tín dụng đã ký kết; Doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ, thì không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước. Mỗi dự án, phương án sản xuất - kinh doanh tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó (không bao gồm vốn lưu động) nhưng không quá 30 tỷ đồng. Thời hạn cho vay tối đa không quá bảy (07) năm. Lãi suất cho vay không vượt quá 90% mức lãi suất cho vay thương mại, được áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực và đối tượng ưu tiên của Quỹ. Lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở mức lãi suất cho vay bình quân của năm (05) ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của Quỹ. Các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức hiệp hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu tiếp cận các hoạt động hỗ trợ của Quỹ. Các hoạt động nổi bật: - Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hợp tác với ngân hàng của Nhật Bản Các hoạt động hợp tác bao gồm cung cấp thông tin và tư vấn cho quỹ SMEDF về tài chính cho DNNVV thực hiện bởi JSB, hợp tác và tổ chức hội thảo và kết nối kinh doanh Lễ ký Biên bản Ghi nhớ hợp tác giữa Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) - SMEDF với Ngân hàng Johnan Shinkin (JSB - Nhật Bản) diễn ra ngày 14/3 tại Hà Nội là cơ sở để triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong việc đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các DNNVV của Việt Nam do Quỹ Phát triển DNNVV triển khai trong thời gian tới. Theo thỏa thuận tại Biên bản ghi nhớ, các hoạt động hợp tác bao gồm cung cấp thông tin và tư vấn cho quỹ SMEDF về tài chính cho DNNVV thực hiện bởi JSB, hợp tác và hỗ trợ về trao đổi cán bộ giữa các bên, hợp tác và tổ chức hội thảo và kết nối kinh doanh cũng các thỏa thuận khác giữa hai bên theo nhu cầu hoạt động. Tiêu chí xét duyệt: Chính sách vay vốn từ Quỹ Phát triển DNNVV Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Đối tượng thụ hưởng: doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc trực tiếp đầu tư, sản xuất - kinh doanh thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ, thì không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của Quỹ. Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về tài chính của Quỹ. Hội đồng quản lý Quỹ có sáu (06) thành viên: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; năm (05) thành viên là lãnh đạo của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Quỹ và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Điều kiện được vay vốn từ Quỹ: Quỹ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay nếu có đủ các điều kiện sau: 1. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ. 2. Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 3. Phải đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 20% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh. 4. Có khả năng trả nợ trong thời hạn quy định tại hợp đồng tín dụng đã ký kết. 5. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành. Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất - kinh doanh tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó (không bao gồm vốn lưu động) nhưng không quá 30 tỷ đồng. Thời hạn cho vay: tối đa không quá bảy (07) năm. Trường hợp đặc biệt, đối với những dự án có chu kỳ sản xuất dài, cần thời hạn vay vốn lớn hơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quyết định thời hạn cho vay nhưng không quá mười (10) năm. Lãi suất cho vay: không vượt quá 90% mức lãi suất cho vay thương mại (mức lãi suất cho vay bình quân của năm (05) ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội). Xem thêm "Lãi suất cho vay của Quỹ Phát triển DNNVV" theo quy định tại Thông tư số 119/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 8 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Phát triển DNNVV. Cơ sở pháp lý: - Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xem thêmGiới thiệu chung: Quỹ Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Quỹ) với tổng nguồn vốn là 30 tỷ đồng, do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP. HCM quản lý. Quỹ được điều hành bởi Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp. Mục đích chính của Quỹ nhằm khuyến khích tinh thần kinh doanh, cổ vũ khát vọng làm giàu chân chính cho những người trẻ, thông qua giải pháp vốn cho thanh niên làm kinh tế. Các hoạt động nổi bật: Quỹ phục vụ 3 nhóm đối tượng: dự án cá nhân, dự án tập thể và dự án doanh nghiệp mới thành lập, với chính sách tài trợ khá linh hoạt: hạn mức cho dự án cá nhân tối đa 100 triệu đồng, dự án tập thể tối đa 200 triệu đồng; thời hạn cho vay tối đa 36 tháng; lãi suất cho vay căn cứ theo tình hình hoàn trả vốn vay (trả đúng hạn, lãi suất 0,8%/ tháng/tổng số tiền vay; trả quá hạn, lãi suất 1,2%/tháng/tổng số tiền vay). Tổng số tiền phải trả hàng tháng là tổng số tiền gốc (tổng số tiền vay chia cho thời hạn vay) và tiền lãi (tổng số tiền vay nhân cho lãi suất). Tiêu chí xét duyệt: Vay vốn cho dự án cá nhân 3 nhóm đối tượng được vay: - Thanh niên thuộc gia đình diện nghèo, có sức lao động, phương án sử dụng vốn; - Thanh niên có nhu cầu làm kinh tế tại một số vùng nông thôn mới; - Thanh niên có nguyện vọng làm kinh tế, có ý tưởng kinh doanh nhưng thiếu vốn. Điều kiện vay: Thanh niên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau thì mới có thể thực hiện các thủ tục vay vốn từ Quỹ: - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; - Độ tuổi từ 18-35 tuổi; - Cư trú tại TP. HCM (có hộ khẩu hoặc KT3); - Không thuộc các đối tượng đã được sử dụng các nguồn Quỹ do Đoàn – Hội giới thiệu hoặc ủy thác; - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Vay vốn cho dự án tập thể 3 nhóm đối tượng được vay Quỹ phục vụ cho tập thể thanh niên (gồm nhiều thanh niên) có nhu cầu cùng vay vốn cho một dự án chung: - Nhóm thanh niên trong các nhóm dịch vụ cộng đồng; - Nhóm thanh niên có ý tưởng hình thành các hợp tác xã thanh niên; - Có dự án sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho thanh niên địa phương. Điều kiện vay: Nhóm thanh niên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau thì mới có thể thực hiện các thủ tục vay vốn từ Quỹ: - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; - Các thành viên từ 18-35 tuổi, không cùng gia đình; - Cư trú tại TP. HCM (có hộ khẩu hoặc KT3) - Tối thiểu 2/3 tổng số thành viên trực tiếp tham gia vào kinh doanh; - Không thuộc các đối tượng đã được sử dụng các nguồn Quỹ do Đoàn – Hội giới thiệu hoặc ủy thác; - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Thủ tục, hồ sơ vay Để được vay vốn từ Quỹ, dự án phải có sự bảo lãnh từ người thân hoặc người hiểu rõ về dự án, có hộ khẩu tại TP. HCM, có khả năng tạo ra thu nhập hoặc có tài sản đảm bảo khả năng trả nợ thay cho chủ dự án, hiểu rõ nghĩa vụ của người bảo lãnh và xác nhận đơn đề nghị bảo lãnh cho dự án. Chủ dự án chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định và nộp cho Ủy ban Hội LHTN Phường/Xã. Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp sẽ phối hợp với Ủy ban Hội LHTN Phường/xã và Quận/Huyện cùng trực tiếp tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án. Sau khi thẩm định, Trung tâm sẽ xem xét, quyết định việc ký hợp đồng và phát vay cho dự án.
Xem thêmQuy mô hoạt động: Là Quỹ tư nhân hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được cấp giấy phép hoạt động bởi Bộ Nội Vụ nhằm thúc đẩy phát triển các Dự án Khởi nghiệp. Giới thiệu chung: Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) là quỹ xã hội hoá và phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, ra đời nhằm hỗ trợ các hoạt động phát triển khởi nghiệp. Đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với mục tiêu nâng tầm giá trị Công nghệ Việt Nam. SVF được sáng lập từ những doanh nhân vừa có “tâm” vừa có “tầm”, cùng chung mục tiêu vì sự phát triển của công nghệ Việt. Thế mạnh lớn nhất của SVF chính là việc xây dựng được mạng lưới liên kết chặt chẽ, dễ dàng giúp người khởi nghiệp tiếp cận với hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam và trên toàn thế giới (đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ). Hoạt động gây Quỹ Quỹ huy động vốn từ các thành viên góp vốn cho Quỹ, các tổ chức, cá nhân trong xã hội… Đặc biệt là các tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, Quỹ phát triển hệ sinh thái cho cộng đồng Khởi nghiệp Việt Nam, kết nối Cộng đồng Doanh nghiệp Khởi nghiệp (Start-ups), Hệ thống Hỗ trợ doanh nghiệp (Business Acceelerator) và các Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) Đầu tư Quỹ khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, nhà khoa học có ý tưởng, phương án lập doanh nghiệp, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dựa trên nền tảng ứng dụng Khoa học và công nghệ nhưng thiếu vốn tài chính, nguồn lực đề thực hiện. Quỹ đầu tư thông qua việc tài trợ về vốn, vật tư, kỹ thuật, tư vấn, kết nối đối tác, mở rộng thị trường, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các hoạt động thương mại hóa sản phẩm, xúc tiến chuyển giao, đầu tư đổi mới hoàn thiện công nghệ. Phát triển doanh nghiệp Ngoài hỗ trợ bằng nguồn vốn tài chính, Quỹ còn mang lại các giá trị to lớn khác cho các doanh nghiệp nhận đầu tư, như một người tham gia tích cực vào sự phát triển và trưởng thành của họ. Điển hình là các hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, đào tạo phát triển doanh nghiệp, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng kinh doanh, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, kết nối hợp tác, mở rộng quy mô, thị trường. bảo trợ nhằm điều kiện giúp công ty đạt được thành công, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển hội nhập với các nước trên thế giới. Trao quyền Một dự án đầu tư điển hình sẽ kéo dài từ 5-10 năm để tạo ra một công ty có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Mục tiêu cuối cùng là để phát triển công ty đến một điểm mà nó có thể tự vận hành hoặc được mua lại bởi một công ty lớn hơn ở một mức giá vượt quá số vốn đầu tư. Cụ thể, một IPO thành công sẽ cung cấp một số lợi thế quan trọng, như việc có thêm nguồn vốn huy động cho doanh nghiệp, sự tham gia của nhà đầu tư lớn hơn trong sự phát triển của công ty, lợi nhuận cao h ơn cho các thành viên góp vốn,… Thành quả hoạt động Nếu Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ Việt Nam hoạt động có hiệu quả, đầu tư vào một doanh nghiệp thành công sẽ tạo ra lợi nhuận trên đầu tư ban đầu của mình, người tiêu dùng được hưởng lợi từ các sản phẩm & dịch vụ sáng tạo mới, tạo ra công việc chất lượng cao tại các công ty mới, các trường đại học có nhiều tiền để đầu tư vào giáo dục & các quỹ đầu tư có nhiều vốn tài chính hơn để thực hiện sứ mệnh của mình. Tái đầu tư Một khi tất cả các khoản đầu tư của Quỹ được trao quyền và số tiền lợi nhuận thu được đã được phân phối, quỹ kết thúc một chu kì đầu tư. Với tôn chỉ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, Quỹ sẽ tái đầu tư các khoản thu nhập vào một doanh nghiệp mới và một chu kì mới lại bắt đầu. Các hoạt động nổi bật: Là Quỹ xã hội hoá vốn nội địa đầu tiên tại Việt Nam, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ Việt Nam sẽ sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ các dự án đầu tư để tái đầu tư cho các dự án tiếp theo. Tiêu chí xét duyệt: Đối tượng: Đối tượng của SVF là tất cả mọi cá nhân, tổ chức có sáng kiến, ý tưởng kinh doanh đang cần được “tiếp sức” để biến thành hiện thực. Lĩnh vực: SVF hỗ trợ mọi dự án phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đặc biệt SVF chú trọng lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Xem thêmGiới thiệu chung: Năm 2005, Sở Tài chính TP Đà Nẵng thành lập Đoàn công tác đi làm việc với Quỹ Đầu tư phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh và Quỹ Đầu tư phát triển Bình Dương để tìm hiểu về hoạt động, học hỏi kinh nghiệm, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng Đề án thành lập Quỹ Đầu tư phát triển TP Đà Nẵng. Sau một thời gian chuẩn bị, Sở Tài chính báo cáo Đề án cho UBND thành phố xem xét để trình HĐND thành phố thông qua. Tại kỳ họp thứ 8 của HĐND thành phố khóa VII nhiệm kỳ 2004-2009 đã ban hành Nghị quyết số 43/2006/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2007 đã thông qua Tờ trình thành lập Quỹ đầu tư phát triển TP Đà Nẵng, đồng thời căn cứ công văn số 9369/BTC-TCNH ngày 13/7/2007 của Bộ Tài chính về thẩm định Đề án Quỹ ĐTPT Đà Nẵng, nghị định số 138/2007/NQCP ngày 28/8/2007 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, ngày 9/10/2007 UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 7977/QĐ-UB thành lập Quỹ đầu tư phát triển Đà Nẵng. Từ tháng 1/2008 Quỹ đầu tư phát triển Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động, Quỹ có tư cách pháp nhân, bộ máy hoạt động độc lập, có vốn điều lệ, bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng là một tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo Điều lệ do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí. Nhiệm vụ của Quỹ DDIF là tiếp nhận vốn ngân sách cấp, huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật của địa phương bao gồm đầu tư trực tiếp vào các dự án, cho vay đầu tư các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có phương án thu hồi vốn trực tiếp, góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế, nhận ủy thác và ủy thác,… Nguồn vốn hoạt động - Ngân sách cấp vốn điều lệ; - Huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua hợp đồng vay vốn; - Hợp vốn với các tổ chức kinh tế để đầu tư hoặc cho vay đầu tư; - Phát hành trái phiếu của Quỹ theo theo qui định của pháp luật; - Các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêmQuy mô hoạt động: Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Đinh Tiên Hoàng (Quỹ DTHF) thuộc Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng được thành lập tại Quyết định số 78/QĐ-VNCYHĐTH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng, sau đây gọi tắt là Quỹ. Quỹ là đơn vị trực thuộc Viện DTHIM, được quyền sử dụng con dấu của Viện DTHIM và được phép mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật. Giới thiệu chung: Chức năng của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Đinh Tiên Hoàng Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Đinh Tiên Hoàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, thúc đẩy phát triển nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ và nâng cao vị thế của Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng (Viện DTHIM), góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tên giao dịch quốc tế của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Đinh Tiên Hoàng là Dinh Tien Hoang Foundation for Science and Technololy Development, viết tắt là Quỹ DTHF. Đối tượng tài trợ: Tất cả các nguồn kinh phí của Quỹ DTHF chỉ được dùng tài trợ cho các hoạt động khoa học và công nghệ và phát triển của Viện DTHIM. Điều kiện đăng ký nhận tài trợ: Đơn vị, cá nhân đề xuất tài trợ phải là viên chức của Viện DTHIM và các nhà khoa học hoặc các đơn vị được Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ DTHF phê duyệt, phải có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng được nhiệm vụ đề xuất tài trợ. Nguyên tắc tài trợ: 1. Đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, bình đẳng, minh bạch thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ do Quỹ thành lập. 2. Quỹ thực hiện quản lý chất lượng nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế. Nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ không được trùng lắp với các nghiên cứu đã hoặc đang thực hiện bằng nguồn vốn của Quỹ hoặc các nguồn vốn khác.
Xem thêmGiới thiệu chung: Quỹ Đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo TP. Hồ Chí Minh (HSIF) được khởi xướng và sáng lập bởi Hội LHTN Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, đồng sáng lập bởi Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam (OCB) và Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) sẽ là những đơn vị đầu tiên hưởng ứng với vai trò góp vốn đầu tư cho Quỹ. Quỹ phấn đấu đạt qui mô nguồn vốn trong giai đoạn 2016 - 2020 là 100 tỷ đồng. Quỹ HSIF được hình thành với mong muốn giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển được dự án khởi nghiệp sáng tạo của mình, đóng góp chung vào sự phát triển cho TP. Hồ Chí Minh – Thành phố khởi nghiệp cho giới trẻ. Nguồn vốn được hình thành từ các Nhà Đầu tư, các doanh nghiệp, cá nhân góp vốn. HSIF là Quỹ đầu tư đầu tiên của Thành phố hướng đến các hoạt động hỗ trợ, bảo trợ và đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hướng đến các sản phẩm đổi mới, sáng tạo, góp phần thay đổi cuộc sống. Quỹ sẽ xem xét và khuyến khích các doanh nghiệp có định hướng công nghệ: ứng dụng trên Mobile, Internet, ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp… có tiềm năng áp dụng với qui mô rộng tại Việt Nam và các nước có điều kiện phát triển tương tự trong khu vực và thế giới.
Xem thêmGiới thiệu chung: Quỹ đầu tư Thịnh vượng mới là một quỹ đầu tư tự do, được thành lập vào năm 2014 bởi những cá nhân có hơn 10 kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, từng trải qua hàng trăm dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, và các mô hình kinh tế mới. Là một quỹ đầu tư am hiểu về kinh tế, văn hóa và con người Việt Nam, mong muốn xây dựng một Việt Nam phát triển bền vững, tất cả các thành viên sáng lập của Quỹ đầu tư Thịnh vượng mới đều cam kết chung một mục tiêu, một tầm nhìn duy nhất đi cùng các dự án được nghiên cứu, đầu tư chuyên nghiệp và có hiệu quả cao, mang lại các giá trị phục vụ xã hội và cộng đồng. Các hoạt động nổi bật: 1. Dịch vụ ủy thác đầu tư Quỹ đầu tư Thịnh vượng mới cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư vào các dự án kinh doanh, hoàn toàn không nhận ủy thác đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, tài chính hay đầu cơ. Hiện tại, quỹ chỉ nhận ủy thác đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Đây là 2 lĩnh vực Quỹ có nhiều kinh nghiệm và đảm bảo khả năng thành công của các dự án. Hình thức ủy thác đầu tư mà Quỹ chấp nhận đó là nhà đầu tư đã có dự án tiền năng (thường phổ biến ở dạng ý tưởng hoặc bản dự án, có thể đang chạy mẫu thử nghiệm) nhưng không đủ năng lực để điều hành và thực hiện dự án đạt được các mục tiêu mong muốn. Hình thức ủy thác sẽ có các lựa chọn: – Ủy thác toàn bộ: Giống như 1 hình thức đầu tư tài chính, nhà đầu tư không cần quan tâm đế các công việc của dự án mà sẽ nhận được các lợi ích về tài chính theo cam kết ban đầu. Quỹ đầu tư sẽ có trách nhiệm thực hiện toàn bộ dự án. – Ủy thác có kiểm soát: Trường hợp này, nhà đầu tư đóng vai trò và vị trí quan trọng của dự án, thường là 1 thành viên của hội đồng quản trị dự án, giám sát thường xuyên các hoạt động của dự án và Quỹ sẽ có trách nhiệm báo cáo các công việc liên tục với nhà đầu tư – đây là hình thức phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Về vấn đề rủi ro trong các dự án ủy thác, quỹ đầu tư sẽ có các cam kết riêng với nhà đầu tư để giảm thiểu rủi ro và có các công cụ đảm bảo lợi ích và trách nhiệm của các bên liên quan. Tất nhiên, đầu tư luôn có rủi ro và cả 2 bên cần hiểu và chấp nhận điều đó. Chi phí cho dịch vụ ủy thác đầu tư sẽ theo hoàn cảnh và dự án cụ thể. 2. Dịch vụ tư vấn đầu tư Tư vấn đầu tư là một lĩnh vực rất khó và cần có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về các dự án cùng môi trường đầu tư, các vấn đề liên quan khác. Là một quỹ đầu tư có uy tín và hướng đến hiệu quả trong công việc, chúng tôi luôn đứng về phía khách hàng (cần tư vấn), cố gắng giúp khách hàng hiểu rõ các góc nhìn về dự án để đưa ra các phân tích, đánh giá phù hợp nhất, có căn cứ cụ thể. Các dự án kinh doanh thường không coi trọng tư vấn dự án từ một bên thứ 3 có nhiều kinh nghiệm, nguyên nhân có thể do tiết kiệm chi phí, do tự tin vào khả năng thực hiện dự án, do bảo mật thông tin hoặc nhiều lý do khác. Những vấn đề này chúng tôi đều có sự đảm bảo và không phải trường hợp nào cũng tính phí dịch vụ tư vấn. Dịch vụ tư vấn đầu tư thường có một số dạng sau: Tư vấn ở tầm chiến lược: Đây là kiểu tư vấn mang tính chất định hướng chung, không đi vào chi tiết cụ thể và kiểu tư vấn này thường áp dụng cho các lĩnh vực đặc thù như sản xuất, nghiên cứu, nơi mà các tổ chức tư vấn không thể thấu hiểu về lĩnh vực chuyên môn. Ngoài ra, kiểu tư vấn này mang tính chất “sách vở” nhiều hơn nên có thể dễ dàng tư vấn. Ở Việt Nam có rất nhiều chuyên gia, công ty cung cấp dịch vụ như vậy. Tư vấn mức chi tiết: Đây là kiểu tư vấn tổng thể từ chiến lược đến các nội dung thực hiện cụ thể, nó giống như tư vấn xây dựng một dự án hoàn chỉnh với tất cả các công việc liên quan. Chính vì vậy, thường sẽ rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và cả chi phí, nhưng lại là hiệu quả nhất. Quỹ đầu tư Thịnh vượng mới đi theo cách này. Quỹ đầu tư Thịnh vượng mới có thể tư vấn miễn phí cho các trường hợp đơn giản, chỉ trong các trường hợp phức tạp hơn thì sẽ xem xét vấn đề chi phí cụ thể. Ngoài ra, lĩnh vực tư vấn đầu tư mà chúng tôi có kinh nghiệm nhiều nhất thuộc về nền kinh tế mới, công nghệ, thương mại điện tử, mô hình kinh tế chia sẻ, các dự án xã hội từ thiện. Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn đầu tư vào các dự án, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. 3. Dịch vụ lập dự án kinh doanh Dịch vụ lập dự án kinh doanh của quỹ đầu tư Thịnh vượng mới sẽ xây dựng 1 dự án hoàn chỉnh giúp bạn để phục vụ nhiều mục đích như: dựa trên dự án để tự triển khai kinh doanh, giới thiệu dự án đến các nhà đầu tư, trình diễn dự án với đối tác hoặc mục đích khác. Dự án kinh doanh do Quỹ viết áp dụng cho các dự án thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ, nông nghiệp, dịch vụ và hầu hết các lĩnh vực phổ biến khác. Các dự án có thể ở nhiều quy mô khác nhau như siêu nhỏ (ngân sách đầu tư chỉ khoảng vài chục triệu đồng) đến các dự án lớn lên đến hàng trăm tỷ. Việc xây dựng một dự án thường sẽ trải qua các bước cơ bản sau: Bước 1: THỐNG NHẤT DỰ ÁN Đây là giai đoạn mà chúng tôi sẽ tìm hiểu và điều tra thêm nhiều thông tin để cùng bạn đi đến thống nhất mô hình của dự án, có cái nhìn toàn cảnh để lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất. Điều này cực kỳ quan trọng, vì nó sẽ xác định các mục tiêu, chiến lược, các ước tính sơ bộ để tiến hành các công việc cần thiết cho các bước tiếp theo. Chúng tôi thường sẽ gặp trực tiếp và có các buổi nói chuyện để hiểu hơn về tình hình, hoàn cảnh, yêu cầu cũng như các vấn đề liên quan đến dự án. Kinh nghiệm cho thấy, trong tổng số hàng trăm dự án chúng tôi tiếp nhận thì 90% dự án cần điều chỉnh lại ngay từ bước ban đầu, ngoài ra ở Việt Nam vấn đề tính sở hữu dự án, pháp lý của dự án cũng rất quan trọng, nhất là dự án có nhiều nguồn đầu tư khác nhau. Thời gian cho giai đoạn này có thể là vài ngày cho đến vài tháng tùy theo hoàn cảnh cụ thể của dự án. Bước 2: XÂY DỰNG DỰ ÁN SƠ BỘ Sau khi thống nhất các nội dung của dự án (gồm có mô hình dự án, thành phần chính, chiến lược thực hiện, ngân sách cho dự án, nhân sự, cổ đông, …) thì dự án sẽ được chúng tôi xây dựng bản sơ bộ -hay còn gọi là bản thảo dự án. Bản sơ bộ không đi sâu vào chi tiết các nội dung của dự án mà chỉ có tính tương đối, gồm các nội dung cơ bản nhất để giúp có cái nhìn cơ bản, toàn cảnh về dự án. Dựa trên các góc nhìn sẽ đưa ra các đánh giá ban đầu để bổ xung điều chỉnh thêm các yếu tố khác. Bước 3: CHỈNH SỬA DỰ ÁN SƠ BỘ Sau khi bản dự án sơ bộ hoàn thành, tất cả các thành viên liên quan đến dự án sẽ được cung cấp bản dự án sơ bộ để xem và đóng góp ý kiến, bổ xung sửa đổi cho phù hợp. Thời gian này có thể kéo dài để tăng chất lượng dự án và có tính khả thi cao hơn. Bản dự án sơ bộ thường chỉ khoảng vài trang giấy hoặc vài chục trang và sẽ có rất nhiều phiên bản nâng cấp dần lên trong suốt quá trình bổ xung và sửa đổi. Bước 4: HOÀN THIỆN BẢN DỰ ÁN CUỐI CÙNG Sau khi hoàn thiện đến bản dự án sơ bộ phiên bản cuối cùng, tất cả các thành viên có vai trò quyết định đến dự án sẽ họp bàn lần cuối với nhau để thống nhất tất cả các nội dung liên quan và tổng hợp lại để đi đến xây dựng bản dự án hoàn chỉnh cuối cùng. Bản dự án hoàn chỉnh sẽ được làm chuyên nghiệp, đi sâu vào tất cả các nội dung của dự án và chỉ được lưu thông nội bộ hoặc trình bày với nhà đầu tư. Trong quá trình thực hiện dự án vẫn có các thay đổi liên quan đến bản dự án nhưng đảm bảo yếu tố thống nhất. Tiêu chí xét duyệt: Chúng tôi có thể đầu tư từ 20.000$ đến 8.000.0000$ cho các dự án khả thi thuộc các lĩnh vực: - Lĩnh vực công nghệ thông tin - Lĩnh vực thương mại điện tử - Mô hình kinh tế chia sẻ - Sản phẩm và dịch vụ mới - Lĩnh vực nông nghiệp - Lĩnh vực giáo dục - Dự án về cộng đồng và xã hội - Dự án nghiên cứu Dự án cần đầu tư có thể ở dạng ý tưởng, bản dự án kinh doanh (dùng slide) hoặc dự án kinh doanh đang triển khai. Ngoài đầu tư tài chính, chúng tôi cũng có thể giúp bạn biến các ý tưởng, dự án thành hiện thực, giúp các dự án đang kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn.
Xem thêmQuy mô hoạt động: FPT Capital là cánh cổng mở ra cơ hội đầu tư vào những dự án của tập đoàn FPT và của các công ty thành viên như FPT Telecom, FPT Software, FPT Information System, FPT Distribution, FPT Technology Development Center; Giới thiệu chung: Tầm nhìn: "Xây dựng FPT Capital trở thành công ty quản lý quỹ hàng đầu tại Việt Nam." Sứ mệnh: "Trở thành cầu nối đầu tư Việt Nam – Nhật Bản." Triết lý hoạt động: - Đối với nhà đầu tư gửi vốn FPT Capital là cánh cổng mở ra cơ hội đầu tư vào những dự án của tập đoàn FPT và của các công ty thành viên như FPT Telecom, FPT Software, FPT Information System, FPT Distribution, FPT Technology Development Center; Các cơ hội đầu tư khác thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau đến từ mạng lưới quan hệ hợp tác hết sức gắn bó mà FPT Capital đã tạo lập với các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư và các thể chế tài chính khác FPT Capital có khả năng cấu trúc vốn đầu tư linh hoạt phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư và phù hợp với từng trường hợp đầu tư cụ thể dựa trên thế mạnh am hiểu về thông lệ thị trường và luật pháp. - Đối với các doanh nghiệp được đầu tư FPT Capital mang thương hiệu FPT, tập đoàn hàng đầu Việt nam về công nghệ thông tin và là một trong những công ty niêm yết có vốn hóa thị trường lớn nhất thị trường chứng khoán; Với lợi thế vượt trội về công nghệ của tập đoàn FPT, FPT Capital có khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ phù hợp nhằm gia tăng mạnh mẽ hiệu quả hoạt động kinh doanh; Với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, FPT Capital có khả năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các thủ tục pháp lý để thành lập công ty, thẩm định doanh nghiệp, tư vấn thuế, tư vấn/đàm phán các hoạt động thôn tính/sáp nhập và giải quyết các vụ tranh tụng; Các chuyên viên tài chính của FPT Capital đều có kinh nghiệm làm việc lâu năm với các quỹ, ngân hàng và các công ty kiểm toán hàng đầu và có khả năng hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp các hoạt động về tài chính như xây dựng phương án tài trợ vốn tối ưu, huy động vốn, thẩm định tài chính và các hoạt động liên quan đến quá trình chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) hoặc niêm yết. Các hoạt động nổi bật: Đối tác của FPT Capital: + TienPhong Bank: Được thành lập 05/05/2008, TienPhong Bank là một ngân hàng trẻ và năng động, được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược . TienPhong Bank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng đơn giản và hiệu quả nhất cho khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu. + Công ty cổ phần chứng khoán FPT: Thành viên của Tập đoàn FPT - được cấp phép thành lập và hoạt động theo Giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 13/7/2007, với các nghiệp vụ kinh doanh: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán; Lưu ký chứng khoán và Bảo lãnh phát hành chứng khoán. + SBI Holdinngs: - Là 1 trong những tập đoàn tài chính hàng đầu tại Nhật được thành lập năm 1999 tại Tokyo. - Lĩnh vực kinh doanh chính : kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngân hàng và bảo hiểm. - Vốn góp: 81.681 triệu yên. + FPT Corp: Thành lập ngày 13/09/1988, trong 25 năm phát triển, FPT luôn là công ty Công nghệ thông tin và Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2012), tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ đồng (tương đương gần 480 triệu USD), nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500). Với các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin và Viễn thông, FPT cung cấp dịch vụ tới 46/63 tỉnh thành tại Việt Nam, không ngừng mở rộng thị trường toàn cầu. FPT đã có mặt tại 14 quốc gia trên thế giới, như: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Singapore, Australia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanma, Lào, Campuchia, Việt Nam.
Xem thêmGiới thiệu chung: Với mong ước biến Việt Nam thành một quốc gia khởi nghiệp như Israel, FPT đang hợp tác chiến lược với các quỹ và vườn ươm quốc tế để có thể tạo ra một môi trường khởi nghiệp sinh động cho mục tiêu 5.000 công ty công nghệ đến năm 2020. Ưu tiên cao nhất của quỹ là đầu tư vốn Seed và Serie A vào các công ty đã trải qua giai đoạn phát triển ý tưởng và đã đưa vào kinh doanh hoặc các nhóm tốt nghiệp từ các vườn ươm khởi nghiệp trong khu vực và quốc tế có quan hệ với FPT (bao gồm và không giới hạn từ 500 Startups, Founder Institue, Magic, JDFI, Dream+). FPT Ventures giúp các startup kết nối với Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (Vietnam Innovative Startup Accelerator, gọi tắt là VIISA). Tại đây, các nhóm khởi nghiệp sẽ được đào tạo, đầu tư, hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mobile, internet, tài chính để trở thành các doanh nghiệp thành công
Xem thêmQuy mô hoạt động: Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) hoạt động trên phạm vi cả nước, có các chi nhánh đặt tại một số nơi trong và ngoài nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản nội tệ và ngoại tệ tại các ngân hàng. Giới thiệu chung: Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) là một Quỹ Liên bộ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam bảo trợ và được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Quyết định số 1215/TC-LHH ngày 17 tháng 11 năm 1992) nhằm mục đích: 1. Huy động mọi tiềm năng về chất xám, tiền vốn, dịch vụ kỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế góp phần vào sự nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa của Việt Nam làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. 2. Tạo điều kiện thuận lợi để các tài năng sáng tạo kỹ thuật có cơ hội tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, tăng cường tình hữu nghị, hợp tác vì hòa bình và phát triển: thúc đẩy việc đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường. 3. Hỗ trợ các tài năng sáng tạo kỹ thuật trong việc phát huy sáng kiến, sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. 4. Hỗ trợ về vật chất, tinh thần và các hình thức thích hợp khác cho các tài năng sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, hoàn thiện các công trình sáng tạo và lao động, công tác gặp những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Quỹ có tên gọi tiếng Anh là: VIETNAM FUND FOR SUPPORTING TECHNOLOGICAL CREATIONS viết tắt là VIFOTEC. Các hoạt động nổi bật: Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) có chức năng và nhiệm vụ chính sau: 1. Khai thác mọi khả năng sẵn có trong và ngoài nước để tạo nguồn tài chính Quỹ bảo đảm cho việc thực hiện chức năng của Quỹ. 2. Hỗ trợ các tài năng sáng tạo trong việc tạo ra và áp dụng nhanh các giải pháp mới vào sản xuất và đời sống. 3. Đại diện cho các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả. 4. Quản lý và phát triển các hoạt động của Quỹ theo đúng pháp luật. 5. Tham gia tổ chức Hội thi Sáng tạo, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng các tài năng sáng tạo, nâng cao dân trí của con người Việt Nam. Tiêu chí xét duyệt: 1) Quy trình xét duyệt hỗ trợ a) Tiếp nhận đề nghị của các tổ chức, cá nhân gửi đến, phát hiện giải pháp kỹ thuật mới có giá trị; b) Tham khảo ý kiến, nhận xét và đánh giá của các cơ quan có liên quan hoặc các tổ chức, cá nhân Hội đồng khoa học để xem xét đánh giá các giải pháp kỹ thuật; c) Trên cơ sở đề nghị và ý kiến của các cơ quan có liên quan hoặc đánh giá của Hội đồng khoa học, Quỹ sẽ ra quyết định về phương thức và hình thức hỗ trợ. 2) Hình thức hỗ trợ a) Hỗ trợ về tài chính; b) Hỗ trợ xét nghiệm đánh giá các giải pháp kỹ thuật; c) Hỗ trợ về thông tin khoa học kỹ thuật; d) Hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến, quảng cáo cho các giải pháp kỹ thuật; e) Hỗ trợ áp dụng các sáng tạo khoa học kỹ thuật vào thực tiễn; f) Hỗ trợ về phương pháp luận sáng tạo; g) Giới thiệu các chuyên gia, các nhà khoa học giúp đỡ tác giả hoàn thiện giải pháp kỹ thuật sáng tạo được đề xuất; h) Hỗ trợ việc đưa các giải pháp sáng tạo kỹ thuật tham gia triển lãm, hội thi sáng tạo và giới thiệu quảng cáo kết quả sáng tạo với thị trường trong nước và quốc tế; i) Hỗ trợ học bổng để đi học hoặc đi nghiên cứu ngắn hạn hoặc dài hạn ở nước ngoài. 3) Phương thức hỗ trợ a) Hỗ trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại một phần được áp dụng đối với các dự án nâng cao dân trí và nâng cao nghiệp vụ về khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; b) Cho vay không lấy lãi hoặc với lãi suất ưu đãi đối với các dự án triển khai; c) Góp phần phát triển công nghệ;
Xem thêm